Trong kiến trúc, “organic” tổng hòa nơi ở của con người với thiên nhiên bằng cách tích hợp vị trí của nó, hình thức tòa nhà, đồ đạc và môi trường xung quanh trở thành một thực thể thống nhất có các thành phần liên quan đến nhau. Trong nửa sau của thế kỉ XX, các kiến trúc sư hiện đại đã phát triển khái niệm Kiến trúc hữu cơ – Organic Architecture lên một tầm cao mới. Bằng cách sử dụng các hình thức mới của bê tông và nhịp hẫng vì kèo, kiến trúc sư có thể tạo ra hình thức vòm cong, lượn sóng theo các hình thức tự nhiên mà không cần dầm hoặc trụ cột nhìn thấy được, loại bỏ tính hình học tuyến tính và cứng nhắc.
Những yếu tố trong Thiết kế hữu cơ - Organic Design:
- Thiết kế tốt: thiết kế luôn tôn trọng người dùng. Đó là khái niệm cơ bản của hình thức đáp ứng công năng, tuy nhiên sự thêm thắt các đường xoắn sẽ tạo ra hiệu ứng về mặt thẩm mĩ.
- Ảnh hưởng của thiên nhiên: thiên nhiên được điều chỉnh bời nhiều sự tác động, mà thiết kế hữu cơ ghi nhận sự tác động phát sinh từ nhu cầu của người sử dụng và hoàn thiện trong thiết kế.
- Quá trình tiến hóa: mỗi thiết kế không nhất thiết phải là hoàn toàn mới mà có thể là thiết kế cải tiến từ những gì đã có trước, cho đến khi mà chúng được tinh chế để trở thành những thiết kế đáp ứng mọi thời đại
- Thể thống nhất: nhận thức sản phẩm như một thể thống nhất, nơi mà mọi khía cạnh của thiết kế đều đóng góp vào hiệu quả cuối cùng thiết kế đạt được.
Thiết kế hữu cơ - Organic Design không phải là một cơ cấu nguyên khối. Nó đa dạng và đôi khi gặp sai sót, có thể gây tranh cãi và chắc chắn là sự khác biệt.
Thiết kế hữu cơ - Organic Design là phản đề của thiết kế khối hộp vuông phần lớn thống trị thiết kế xây dựng hiện đại. Nó thường được áp dụng nhiều trong kiến trúc, nhưng nó xuất hiện các khía cạnh khác nhau của thiết kế: nghệ thuật, đồ nội thất, công nghiệp và thậm trí trong nghệ thuật chữ.
Những tác phẩm Thiết kế hữu cơ - Organic Design
Thiết kế hữu cơ - Organic Design được phổ biến bởi bậc thầy kiến trúc Frank Lloyd Wright (1867–1959), người cho rằng hình thức đi theo chức năng và thống nhất với môi trường xung quanh. Các tác phẩm điêu khắc của Henry Moore và kiến trúc Antonio Gaudi cũng là những tác phẩm thể hiện xu hướng Thiết kế hữu cơ - Organic Design.
Kiến trúc Frank Lloyd Wright
Điêu khắc Henry Moore
Kiến trúc Antonio Gaudi
Ross Lovegrove
Go Chair
Vẻ đẹp hữu cơ thiên nhiên trong thiết kế hiện đại
Thiết kế hữu cơi với sản phẩm
Thiết kế hữu cơi với kiến trúc
Một trong những tác phẩm đại diện Thiết kế hữu cơ - Organic Design phải kể đến Go Chair của người được mệnh danh dẫn đầu về hữu cơ “Captain Organic” Ross Lovegrove. Chiếc ghế của ông được cho là mô phỏng theo đường cong của hộp sọ cá sấu. Sự thoải mái và dễ chịu mà Go Chair mang lại từ hình thức mang tính tương lai của nó.
Chiếc ghế Lovegrove cũng là một kiểu mẫu Thiết kế hữu cơ - Organic Design đáng học hỏi từ nhà thiết kế Verner Panton. Tác phẩm này hiển thị sự hồi sinh bầu không khí của các câu lạc bộ trẻ những năm 1970s trên thế giới.
Và cùng Designs.vn chiêm ngưỡng nhiều hơn nữa vẻ đẹp hữu cơ thiên nhiên trong thiết kế hiện đại!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét